Tin tức

Phủ PVD là gì? Giới thiệu về công nghệ lắng đọng vật lý

Phủ PVD công nghệ bảo vệ bề mặt tiên tiến hiện nay, ứng dụng cho nhiều ngành công nghiệp dòng sản phẩm khác nhau, bao gồm cả thiết bị vệ sinh và sen vòi. Vậy, công nghệ phủ PVD ? Tại sao lớp phủ PVD độ bền đẹp cao?

Phủ PVD là gìẢnh: Shutterstock

1. Phủ PVD là gì?

Phủ PVD hay mạ PVD là gì? Đó là thắc mắc của khá nhiều người khi tìm hiểu về công nghệ mới mẻ này. 

PVD là viết tắt của Physical Vapor Deposition – bốc hơi lắng đọng vật lý. Theo đó, phủ PVD được hiểu là một kỹ thuật lắng đọng màng mỏng. Vật liệu kim loại được bốc hơi trong môi trường chân không và lắng đọng trên bề mặt sản phẩm tạo thành lớp phủ tinh khiết, siêu mỏng. 

Công nghệ phủ bảo vệ bề mặt PVD có khả năng tạo ra lớp phủ cực bền vững và đều màu, có khả năng chống ăn mòn, chống trầy xước và chịu nhiệt rất tốt.

2. Ưu điểm của công nghệ phủ bảo vệ bề mặt PVD

Lớp phủ PVD cho phép kiểm soát cấu trúc, mật độ và thành phần của màng. Thông qua sử dụng một số vật liệu và quy trình nhất định, các thuộc tính của màng lắng đọng vật lý được phát triển một cách cụ thể như về độ cứng, độ bám dính, độ trơn láng,… 

Những lớp phủ giống như lớp khiên chắn, có ưu điểm: 

  • Tăng độ cứng của sản phẩm, giảm ma sát tác động lên bề mặt, hạn chế tối đa hư hại, trầy xước trong quá trình sử dụng. 
  • Chống xỉn màu và chống ăn mòn cao. 
  • Màu sắc bền đẹp, không phai theo thời gian. Lớp màu hoàn thiện sáng bóng, sang trọng và tinh tế. 
  • Khả năng kháng nhiệt và độ bám dính cao. 
  • Thân thiện với môi trường nhờ ứng dụng công nghệ phủ trong môi trường chân không, hạn chế hoàn toàn phát thải hóa chất.  

Màu sắc lớp phủ PVD đẹp và đa dạngLớp phủ PVD có nhiều màu sắc bắt mắt, có khả năng chịu nhiệt và va đập tốt, thân thiện với sức khỏe con người và môi trường – Ảnh: rivestimentiinpvd

3. Phủ PVD có an toàn không?

Công nghệ phủ PVD ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của các công nghệ mạ màu khác. Quá trình này được thực hiện trong môi trường chân không, không sử dụng nguyên vật liệu độc hại. Điều này khiến cho phủ PVD trở thành một phương pháp mạ sạch, an toàn và thân thiện với cả người dùng cũng như môi trường sống. 

An toàn cho con người trong quá trình sử dụng

Quá trình phủ PVD tạo ra lớp phủ rất sạch và tinh khiết, loại bỏ các tạp chất, đặc biệt là Crom+6. Các sản phẩm phủ PVD, bao gồm thiết bị sen vòi, được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng nhờ đáp ứng tiêu chuẩn an toàn sức khỏe RoHS (Restriction of Hazardous Substances). 

RoHS là một bộ quy tắc tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu, ban hành và có hiệu lực từ năm 2006 nhằm bảo vệ con người và môi trường khỏi các chất độc hại có trong sản phẩm điện và điện tử. 

Các sản phẩm phủ PVD đáp ứng tiêu chuẩn RoHS, đảm bảo không chứa các chất độc hại, kim loại nặng như chì và cadmium có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiếp xúc lâu dài, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. 

An toàn đối với môi trường 

Lớp phủ PVD là giải pháp thân thiện với môi trường, thay thế cho các quy trình phủ kim loại truyền thống như mạ điện và mạ không điện. Trong khi các phương pháp truyền thống này dễ tạo phát thải ra môi trường, công nghệ PVD giúp giảm thiểu đáng kể những tác động tiêu cực này.

4. Quy trình phủ PVD

Các quy trình phủ PVD phổ biến gồm: Phủ phun, bốc hơi nhiệt, bốc hơi chùm electron và mạ ion. Mỗi quy trình sẽ có những đặc điểm và ưu điểm riêng. Việc lựa chọn quy trình phụ thuộc vào ứng dụng cụ thể và vật liệu được sử dụng.

Quy trình tạo ra lớp phủ PVD được thực hiện trong buồng chân không cao với áp suất xấp xỉ không gian bên ngoài, thường diễn ra ở nhiệt độ từ 50 đến 200 Độ C. 

Vật thể được cố định và đặt trong buồng lắng đọng chân không. Buồng được bơm xuống áp suất tối ưu tùy thuộc vào vật liệu kim loại, chất nền và yêu cầu áp dụng trong quy trình.

5. Ứng dụng lớp phủ PVD trong sản xuất thiết bị vệ sinh

Phủ PVD hiện đang được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và nhiều sản phẩm khác nhau như: Thiết bị y tế, ô tô, nội thất, linh kiện điện tử, thiết bị sen vòi,… Đối với các nước Châu Âu, công nghệ này được sử dụng rộng rãi nhờ mang nhiều ưu điểm vượt trội so với các công nghệ mạ truyền thống. 

Tại Viglacera, công nghệ phủ bảo vệ bề mặt PVD hiện đang được triển khai trong sản xuất sen vòi. 

Ở Việt Nam, sản phẩm sen vòi với công nghệ mạ bảo vệ bề mặt PVD chỉ có thể được tìm thấy ở các sản phẩm nhập khẩu cao cấp từ Châu Âu và Mỹ với giá thành cao. Thị trường sen vòi mạ màu ở Việt Nam còn khá non trẻ, dẫn đến thách thức lớn đối với Viglacera khi chưa nhiều người tiêu dùng biết tới sự ưu việt của công nghệ phủ bảo vệ bề mặt PVD so với các phương pháp mạ tĩnh điện thông thường. 

Viglacera cùng sứ mệnh tiên phong công nghệ xanh, đề cao mục tiêu dẫn dắt xu hướng tiêu dùng mới. Với nguyên tắc tối thượng là mang lại lợi ích tốt hơn cho khách hàng trong nước, Viglacera xác định sản phẩm sen vòi phủ PVD không chỉ là xu hướng của thị trường bên ngoài mảnh đất hình chữ S, mà tất yếu sẽ nhanh chóng trở thành xu hướng của Việt Nam. 

Bởi lẽ, người tiêu dùng Việt ngày càng ý thức cao hơn về mối liên hệ giữa các sản phẩm sử dụng trong cuộc sống hàng ngày với sức khoẻ của bản thân, gia đình cũng như công tác bảo vệ môi trường. Công nghệ phủ bảo vệ bề mặt PVD hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chuẩn đó, thậm chí khắt khe hơn.  

Chính vì vậy, Viglacera định hướng trở thành đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm sen vòi phủ PVD cao cấp, không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, bền đẹp mà còn an toàn cho môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng.

Mẫu mã sen vòi phủ PVD của ViglaceraSản phẩm sen vòi phủ PVD của Viglacera với những màu sắc thời thượng, sang trọng

6. Phủ PVD khác biệt như thế nào so với lớp mạ truyền thống?

Phủ PVD so với mạ điện thông thường 

Mạ điện là quá trình điện hóa phủ lớp kim loại lên vật thể. Phương pháp này hiện được ứng dụng khá rộng rãi nhờ quá trình tương đối đơn giản. Các yêu cầu về trang thiết bị và môi trường xử lý thấp hơn nhiều so với phủ PVD. Tuy nhiên, vật liệu mạ tổng hợp sử dụng trong quá trình mạ điện chứa Crom-6, một kim loại nặng có khả năng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. 

Trong khi đó, lớp phủ PVD và bề mặt phôi (chất nền) có sự kết nối cực cao. Điều này giúp tăng độ cứng cho bề mặt, nâng cao khả năng kháng nhiệt, chống mài mòn và ăn mòn. Lớp phủ bảo vệ bề mặt PVD cũng có thể được tạo ra từ nhiều vật liệu kim loại khác nhau với màu sắc đa dạng và đẹp mắt hơn, đồng thời không chứa chất độc hại tới sức khỏe con người hoặc phát thải gây ô nhiễm môi trường.

So sánh phủ PVD và mạ Niken-CromVòi phủ PVD có bề mặt sáng mịn, khả năng chịu nhiệt và va đập tốt hơn nhiều lần so với mạ Nikel-Crom thông thường

Phủ PVD so với phủ tĩnh điện 

Phủ tĩnh điện là công nghệ phủ phổ biến hiện nay, sử dụng nguyên lý điện từ để màng sơn bám dính tốt hơn lên bề mặt kim loại được sơn. Công nghệ phủ tĩnh điện thích hợp ứng dụng trên các vật liệu kim loại có tính dẫn điện như sắt, thép. 

Công nghệ phủ PVD so với phủ tĩnh điện có nhiều ưu điểm nổi trội hơn về:

  • Độ cứng: Phủ PVD có độ cứng gấp nhiều lần so với phủ tĩnh điện
  • Độ chống ăn mòn: Khi đặt vào thử nghiệm ăn mòn – Cass test, lớp phủ PVD đạt trên 24 tiếng không bị ăn mòn, trong khi phủ tĩnh điện chỉ đạt chưa tới 6 tiếng. 
  • Khả năng bền màu: Phủ PVD tạo ra lớp phủ sáng bóng, tinh khiết và có tuổi thọ cao. Phủ tĩnh điện truyền thống thường tạo ra lớp phủ có màu sắc bắt mắt và chi phí thấp nhưng dễ bị xỉn màu. 
  • Khả năng chịu nhiệt: Phủ PVD chịu nhiệt lên đến 300 độ C, trong khi phủ tĩnh điện chỉ chịu được nhiệt dưới 200 độ C.

Lớp phủ PVD đẹp và bền màu theo thời gian hơn so với phủ tĩnh điện

Trên đây là những chia sẻ từ Viglacera để trả lời cho câu hỏi phủ PVD nghĩa là gì, ưu điểm nổi bật và một số khả năng ứng dụng trong thực tiễn đời sống. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến bạn đọc. 

Liên hệ để được tư vấn: 

Hotline: 1900 98 98 29 (Mrs. Giang) 

Facebook: Viglacera Ceramics – Sanitary ware 

Zalo: Viglacera Official Account (OA) 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin liên quan